Bài đăng nổi bật

Download USB Safely Remove Full Crack 2022 Repack- Link Google Drive

USB.Safely.Remove.v6.4.2.1298 là một phần mềm được sử dụng như một công cụ xóa an toàn của Windows. Khi sử dụng phần mềm này sẽ tiết kiệm đư...

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Schema là gì ? Tác dụng của Schema có thực sự tốt không ?

Nhiều anh em đã biết tới schema nhưng chưa có cái nhìn tổng quan về schema và những điều cần biết về nó. Vậy hôm nay mình sẽ chia sẽ tới anh em cộng đồng những kiến thức về Schema là gì hay tác dụng của schema trong seo mà mình biết nhé.

Bài viết này là chia sẽ tiếp 1 modun trong gói dịch vụ Entity V2 Enterprise của mình đang làm cho anh em sau bài cài đặt IFTTT. Cũng rút ruột bóc tách ra để giúp anh em có cái nhìn và thêm được phần nào kiến thức khi sử dụng dữ liệu cấu trúc Schema

Schema là gì?

Theo hiểu biết của cá nhân, Schema là 1 loại dữ liệu cấu trúc dạng code HTML để gắn vào website với nhiều mục đích khác nhau: Như khai báo cấu trúc website, định nghĩa website, khai báo chủ đề web và nhiều thứ khác.

Schema được biết đến như là định nghĩa cho các thẻ microdata giúp con bọ của Goolge hiểu rõ cấu trúc URL hay toàn bộ website đó như thế nào.

Để biết thêm về schema và tìm hiểu sâu về nó thì anh em nên xem thêm tại: https://schema.org/ .

Các loại Schema cho website

Trên thực tế có rất nhiều loại Schema, nhưng bài viết này tập trung khai thác và giải thích rõ cho anh em về các loại schema phổ thông hay được sử dụng. Đó chính là

  • Schema Orgnaization: Khai báo dạng tổ chức, loại chung nhất mà ở Việt Nam hay dùng
  • Schema Local Business: Bao gồm rất nhiều loại schema con chính xác với từng chủ đề. Loại này chỉ có ai hiểu biết nhiều mới sử dụng. Khai đúng loại này sẽ giúp website tăng trưởng mạnh( Đã thành công vs nhiều case của cá nhân)
  • Schema Breadcrumb: Là 1 loại schema giúp rút ngắn hiển thị URL bài viết, danh mục, chuyên mục hay sản phẩm. Loại schema này rất được google ưu tiên. Vì nó giúp làm ngắn URL khi hiển thị trên google seach mà không phân tầng hiển thị URL dài xấu xí.
  • Schema Product: Là loại schema giúp định nghĩa cho các sản phẩm kinh doanh.
  • Schema Article, Blog Posting, New Article: Là schema dành cho bài viết ( Post), hoặc trang ( page). Loại này giúp định nghĩa đâu là bài viết, đâu là trang. Rất tốt
  • Schema CreativeWorkSeries : Đây là dạng Schema hiển thị đánh giá( vote) cho URL giúp tăng tỷ lệ click ( CTR) cho url đó. Loại này tốt nhưng mà ae spam hơi nát. Nên nói thế thôi chứ ae tự nghiên cứu thêm
  • Schema Person: 1 schema cực kỳ quan trọng để nói với Google rằng ai là chủ website hoặc tác giả bài viết trên website là ai. Đặc biệt lĩnh vực sức khỏe rất cần loại schema này. Các lĩnh vực khác thì cũng cần. Mình đã dùng và thấy hiệu quả cao. Schema này phải kết hợp với gói Social Entity V2 Author bên mình thì mới có tác dụng. Ae chưa làm thì cũng có thể Oder tại: https://softbuzz.net/dich-vu-seo-entity/
  • Schema FAQ: Là dạng Schema hỏi đáp trả lời. Dùng thì cũng đẹp, phù hợp với các site dạng hỏi đáp hay câu hỏi và trả lời. Ae cũng ko nên lạm dụng nhiều vì có thể bị phạt
  • Schema Event: Loại này thể hiện các sự kiện ngày giờ, hiển thị dọc các cột ngày giờ và công việc trên website. Ở Việt Nam thì có 1 số dụng. Nhưng mình khuyên ko nên lạm dụng nó. Mình ko dùng thằng này
  • Các loại schema khác anh em tự nghiên cứu thêm nhé. Mình xài tầm đó thôi

Tác dụng của Schema trong SEO như thế nào ?

Nhiều anh em hỏi schema có quan trọng không? Mình thấy schema cực kỳ quan trọng, làm càng lâu, kinh nghiệm càng nhiều và việc tiến hành đo lường đã cho ra hiệu quả của Schema.

Lần test thứ 1: Chính là trên website này, 4-6 tháng rồi ko làm gì. Khi site đang có dấu hiệu tụt và đi ngang, mình test phương pháp chèn Schema, sau 1 time ngắn 3-10 ngày. Site phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại

Lần test thứ 2: Site máy tính bỏ 1 năm ko xài, Social lởm khởm. Đem test schema Computer Store( là 1 dạng của Schema Local Business) thì site cũng tăng phọt trở lại. Do sau cứ vứt thế ko làm gì nên đang đi ngang rồi.

Qua 2 lần test thành công sức mạnh của Schema( Đã loại trừ hết các yếu tố khác do để site ko làm gì trong time dài), mình nhận thấy schema rất tốt và mạnh cho website. Nhưng tốt và mạnh hay không phụ thuộc vào việc bạn khai báo như thế nào, đúng hay không nữa. Chứ thực tế khi làm dịch vụ, mình đã audit và xem hàng trăm website. Khi đấy thấy toàn khai báo schema lỗi mà ko biết, khai sai mà ko hay, khai lộn xộn( mình hay nói là làm như lợn nít) nên ko thấy rõ hiệu quả tý gì.

Các công cụ tạo Schema hiện nay

Hiện nay có nhiều công cụ tạo Schema mà anh em dùng khá nhiều. Hầu hết SEOER thì ko biết code, code thì ít biết seo. Người biết cả seo và code số lượng hạn chế. Vì vậy anh em chủ yếu xài Plugin.

1. Schema Pro

Anh em ko biết code và chưa có sự hiểu biết thì xài thằng này nhiều. Mình thì ko biết dòng code nào nhưng lại chưa xài thằng này 1 lần nào. Mình khá gét dùng Plugin, trừ khi ko còn phương án nào add code mình mới sử dụng Plugin.

Thằng Schema Pro này theo được biết và có thấy demo khi làm dịch vụ cho 1 số anh em thì thấy nó khá tiện khi có nhiều loại schema con. Anh em muốn trải nghiệm thì mua nó mà test nhé. Giá 55$ thì phải.

2. Rank math

Nói đến Rank math thì phê không phải bàn, 9.9 điểm mình vote cho plugin này. Nó giúp thay thế tầm 5-10 Plugin khác hiện nay về các chức năng tùy biến. Độ mạnh của Plugin này trong việc tạo schema chính là tạo ra 3 tầng Schema từ Home > Danh mục/Chuyên mục > Post/Page. Schema dành cho toàn home thì rất mạnh với nhiều chủ đề trong mục Local Business. Ae ko biết code thì xài thoải mái, nó hỗ trợ hoàn toàn các tính năng khai báo chủ đề, vị trí địa chỉ, geo tag, social kết nối….

Nếu ai chưa biết xài rankmath thì nên xem thêm : Cách cài đặt Rankmath

Tuy nhiên với bản thân cá nhân, mình dùng nó để khai báo tầng Danh mục/ Chuyên mục vs Post/Page thôi, Ko dùng để khai full home vì mình xài Code add và themes

Lưu ý: Rank math xung vs Schema Pro nên mình ko bao giờ xài schema pro mà chỉ dùng Rankmath. Ae có thể chon 1 trong 2 thằng này khi sử dụng

3. Yoast SEO

Yoast là 1 công cụ SEO quen thuộc và phổ thông với anh em, nó cũ và đã già nua nhưng nhiều anh em vẫn ko chịu cải tiến qua Rank math thì tùy chứ biết làm sao :V . Phần schema mà yoast tạo ra chỉ có 2 tầng và rất chung chung thiếu chuyên nghiệp, ko như Rankmath. Yoast tạo ra cái Schema Orgnaization cho full home và Breadcrumb thôi

4. Tạo schema bằng Schema Markup Generator

Đây là công cụ tạo nhiều loại schema cho anh em mà thích tạo ra các dòng code schema đơn giản để thêm vào themes. Truy cập https://technicalseo.com/tools/schema-markup-generator/ rồi chọn loại schema mà mình thích và tạo bình thường.

Ở phần schema này nó chỉ tạo các trường đơn giản và phổ thông, còn muốn tạo sâu hơn và nhiều hơn thì cần hiểu biết thêm 1 tý về các trường nữa nhé.

5. Dùng code add vào Header của Themes

Mình ko thích sử dụng nhiều Plugin nên code là tiện và dễ control( điều khiển). Ai biết chút chỉnh sửa thì dễ thao tác. Code này sẵn có được chia sẽ trên mạng nhiều. Đặc biệt là từ GTV có share. Trước mình cũng sử dụng của GTV nhưng sau lại cải tiến theo của mình và ko theo bất kỳ ai nữa.

Phương pháp chèn code này tùy biến theo sở thích của mình và hiểu rõ trường nào trong schema có tác dụng gì, giúp định nghĩa chủ đề website tốt hơn. Trong gói dịch vụ mình đang sử dụng có sử dụng Schema là chất trung gian kết nối giữa bộ social + Map và website. Tạo chúng thành 1 thể thống nhất siêu mạnh.

Cách cài đặt Schema vào website đơn giản

Dành cho anh em biết Code

Biết code thì vào mục giao diện, sửa giao diện rồi dán code schema đã tạo vào sau thẻ <head> và trước thẻ </head>. Một số themes bị khóa mục sửa giao diện thì anh em truy cập hosting hoặc VPS rồi vào WPcontent/themes/chọn đúng tên themes/ Header.php và edit là được

Chèn vào như hình bên dưới

Dành cho anh em ko biết Code

Ko biết code mà muốn sử dụng các dạng schema tùy biến dạng code thì chúng ta có thể sử dụng Plugin Header Footer Code Manager . Mình hiện tại đang xài plugin này để add code cho 1 số bài viết đặc biệt

Cách thêm Schema vào bất cứ chỗ nào thích là mở Plugin Header Footer Code Manager( HFCM) lên và add new để thêm đoạn schema tùy thích.

Sau đó thêm như hình dưới đây

Đây là demo các schema mà mình đã thêm vào 1 số page và post riêng biệt

Cách kiểm tra Schema đúng hay sai

Tình trạng khi làm dịch vụ thấy gặp nhiều anh em làm schema theo ae trên mạng, sai toe toe. Chưa bàn về bề sâu mà chỉ nói về ngữ pháp, cấu trúc dữ liệu sai chính tả. Mà anh em vẫn chạy phà phà website. Điều này khiến website bị dính lỗi nghiêm trọng và có thể tụt. Vậy làm sao để kiểm tra xem đoạn dữ liệu cấu trúc schema mà anh em chèn là đúng hay sai ?

Cách 1: Cài đặt add on Seoquake for chrome, chọn thẻ DIAGNOSIS và kéo xuống bên dưới như hình sẽ thấy schema dạng Local Business( doanh nghiệp địa phương). Sau đó click vào dòng Google Structured Data Testing Tool để xem tất cả loại schema có trên web. Nếu bấm vào mà hiện cảnh báo hoặc lỗi là Schema đang gặp vấn đề, cần sửa gấp.

Cách 2: Truy cập thẳng https://search.google.com/structured-data/testing-tool/ và nhập tên domain vào rồi nhấn Chạy thử nghiệm

Nếu ra ko có lỗi như thế này là đúng

Như vậy bài hướng dẫn đã kết thúc tại đây. Gần như share hết 2/3 kỹ thuật trong bộ Entity V2 Enterprise mà mình đang làm dịch vụ. Chắc ko có ai rãnh và dại khờ như mình :v

Nếu ae ko có time làm và muốn 1 quy trình chuẩn mực từ a đến z tạo hiệu quả entity cao nhất cho site thì có thể oder gói dịch vụ bên em để trải nghiệm: Dịch vụ seo Entity. Cảm ơn anh em theo dõi

Nguồn bài viết: Schema là gì ? Tác dụng của Schema có thực sự tốt không ?



source https://softbuzz.net/schema/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét